;
1 TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
a.Khi niệm:
- "TÀI KHOẢN KẾ TOÁN" là 1 phương pháp kế toán dùng để phản ánh 1 cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống về tình hình biến động của từng đối tượng kế toán qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN.
- Hay nói cách khác, "TÀI KHOẢN KẾ TOÁN" là ký hiệu riêng do nhà nước quy định thống nhất và chỉ dùng trong lĩnh vực chuyên ngành kế toán.
- Vd: tiền mặt (TK 111), hàng hóa (TK 156), phải thu khách hàng (TK 131), phải trả người bán (TK 331),…..
b.Hình thức:
- Sự vận động của từng đối tượng kế toán là sự vận động của 2 mặt đối lập nhau.
(Vd: “TIỀN TỆ” là sự vận động của hai mặt đối lập nhau “thu và chi”, “NỢ VAY” là sự vận động của 2 mặt đối lập ”đi vay và trả nợ”, …...).
- Do vậy, để phản ánh 2 mặt đối lập đó thì "TÀI KHOẢN KẾ TOÁN" phải được mở theo hình thức hai bên dưới dạng "hình chữ T" ("bên trái" chữ T là "bên Nợ", "bên phải" chữ T là "bên CÓ").
- "NỢ" và "CÓ" ở đây chỉ mang tính chất là quy ước chứ không mang nội dung ý nghĩa kinh tế (tức "NỢ" không có nghĩa là mình đang thiếu nợ, hoặc "CÓ" không có nghĩa là mình đang có nó).
2 PHÂN BIỆT NHÓM TÀI KHOẢN KẾ TOÁN (xem trên bảng Danh Mục Tài Khoản)
Nhóm Tài khoản "TÀI SẢN" (loại 1,2)
Loại 1: Tài SẢN ngắn hạn
Loại 2: Tài SẢN dài hạn
Nhóm Tài khoản "NGUỒN VỐN" (loại 3,4)
Loại 3: Nợ phải trả
Loại 4: Vốn chủ sở hữu
Nhóm Tài khoản "DOANH THU" (loại 5,7)
Loại 5: Doanh thu
Loại 7: Thu nhập khác
Nhóm Tài khoản "CHI PHÍ " (loại 6,8)
Loại 6: Chi phí
Loại 8: Chi phí khác
Tài khoản "XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH " (loại 9)
Loại 9: ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
3 NGUYÊN TẮC GHI CHÉP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Tài khoản "TÀI SẢN" (loại 1,2 trn bảng Danh mục Tài khoản )
- Vd:
Đầu tháng, DN còn tồn quỹ (còn gọi là số dư) TIỀN MẶT là 100tr
Trong tháng:
-Ngày 07, DN thu nợ khách hàng bằng tiền mặt 20tr
-Ngày 14, DN rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 60tr
-Ngày 28, DN trả lương nhân viên bằng tiền mặt 30tr
Cuối tháng, xác định số TIỀN MẶT của DN còn lại là bao nhiêu ?
ĐÁP ÁN
Đầu tháng: TIỀN MẶT còn 100tr
Trong tháng:
-TIỀN MẶT tăng thêm: 20 + 60 = 80tr
-TIỀN MẶT giảm đi: 30tr
-Cuối tháng: TIỀN MẶT còn 100 + 80 - 30 = 150tr
-Công thức tính số dư cuối kỳ (số dư cuối tháng):
SDCK = SDĐK +∑SPS tăng) -∑SPS giảm
Ghi chú các từ viết tắt :
+ SDCK : Số dư cuối kỳ
+ SDĐK : Số dư đầu kỳ
+ SPS : Số phát sinh
- Phản ánh cách ghi chép Tài khoản kế toán "tiền mặt" ở ví dụ trên vào sơ đồ chữ T như sau :
- Từ cách thức ghi chép trên, ta rút ra nguyên tắc ghi chép dành cho TK "TÀI SẢN" (loại 1,2)
+ Các nghệp vụ làm tăng tài sản ghi bên nợ
+ Các nghệp vụ làm giảm tài sản ghi bên có
Tài Khoản "NGUỒN VỐN" (loại 3,4 trn bảng danh mục TK)
- Vd:
-Đầu tháng, CÔNG TY CÒN NỢ VAY NGÂN HÀNG là 60tr
Trong tháng:
- Ngày 05, DN vay thêm ngân hàng để trả người bán 40tr
- Ngày 10, DN trả nợ ngân hàng 80tr
- Ngày 20, DN vay thêm ngân hàng để mua máy móc 50tr
Cuối tháng, xác định số dư NỢ VAY NGÂN HÀNG của DN là bao nhiêu?
ĐÁP ÁN:
Đầu tháng: NỢ VAY NGÂN HÀNG là 60tr
Trong tháng:
- NỢ VAY NGÂN HÀNG tăng thêm: 40 + 50 = 90tr
- NỢ VAY NGÂN HÀNG giảm đi: 80tr
Cuối tháng: NỢ VAY NGÂN HÀNG còn lại là 60 + 90 – 80 = 70tr
- Công thức tính số dư cuối kỳ (số dư cuối tháng):
SDCK = SDĐK + ∑SPS tăng- ∑SPS giảm
- Phản ánh cách ghi chép tài khoản kế toán "nợ vay ngân hàng" ở ví dụ trên vào sơ đồ chữ T như sau:
Từ cách thức ghi chép trên, ta rút ra nguyên tắc ghi chép dành cho TK "NGUỒN VỐN" (loại 3,4)
+ Các nghệp vụ làm tăng nguồn vốn ghi bên có
+ Các nghệp vụ làm giảm nguồn vốn ghi bên nợ
Các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 trn Danh mục tài khoản sẽ được hướng dẫn ghi chép ở phần sau
4 ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN:
- Ghi sổ kế toán là 1 công việc của kế toán dùng để ghi chép 1 nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản kế toán có liên quan.
- Mỗi 1 nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong DN bao giờ cũng liên quan đến ít nhất 2 đối tượng kế toán, mà mỗi đối tượng kế toán được mở 1 tài khoản kế toán tương
ứng theo nguyên tắc là "Ghi Nợ" thì phải "Ghi có", số tiền "Nợ" và "Có" phải bằng nhau.
- Việc xác định "Ghi nợ" cho tài khoản này và "Ghi có" cho tài khoản kia được gọi là "ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN".
Vd 1: DN rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 100tr
- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên liên quan đến 2 đối tượng kế toán là "TGNH" và "tiền mặt" nên ta ghi vào 2 tài khoản kế toán là TK 112 và TK 111.
- Tài khoản "TGNH" (TK 112): khi DN rút TGNH 100tr làm cho TGNH giảm đi 100tr
, mà "TGNH" nằm trong nhóm "TI SẢN (loại 1,2)" nên khi phát sinh
"giảm" ta ghi vào bên "Có".
- Tài khoản "tiền mặt" (TK 111): khi DN nhập quỹ tiền mặt 100tr
làm cho tiền mặt tăng thêm 100tr , mà "tiền mặt" nằm trong nhóm "TI SẢN (loại 1,2)" nên khi phát sinh "tăng" ta ghi vào bên "Nợ".
- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên được định khoản như sau:
Rút TGNH nhập quỹ tiền mặt Cty Nợ 111/Cĩ 112:100.000.000
Vd 2: DN trả nợ người bn 40tr bằng chuyển khoản ngân hàng
- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên liên quan đến 2 đối tượng kế toán là "Tiền gửi ngân hàng" và "phải trả người bán" nên ta ghi vào 2 tài khoản kế toán là TK 112 và TK 331.
- Tài khoản "tiền gửi ngân hàng" (TK 112): khi DN chuyển khoản 50tr
làm cho khoản tiền gửi ngân hàng giảm đi 50tr , mà "tiền gửi ngân hàng" nằm trong nhóm
"TÀI SẢN (loại 1,2)" nên khi phát sinh "giảm" ta ghi vào bên "có".
- Tài khoản "phải trả người bán" (TK 331): khi DN trả nợ người bán 50tr làm cho khoản phải trả người bán giảm đi 50tr, mà "phải trả người bán" nằm trong nhóm "NGUỒN VỐN (loại 3,4)" nên khi phát sinh "giảm" ta ghi vào bên "Nợ".
- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên được định khoản như sau:
Chuyển khoản trả nợ người bán N 331/C 112: 50.000.000
Ghi chú: để biết cách định khoản liên quan TK 111 và TK 112 :
Các bạn cần nhớ 2 tài khoản 111 và 112, khi tiền vo thì ghi bên nợ, tiền ra thì ghi bên có.
VD : người mua trả nợ cho Cty mình bằng tiền mặt, chúng ta liên tưởng như sau:
người mua trả nợ bằng tiền mặt sẽ liên quan đến 2 TK là TK 111 và TK 131. Khi người mua trả bằng tiền mặt thì tiền mặt sẽ vào Cty (nghĩa là tiền sẽ tăng lên) ta ghi Nợ 111, đã ghi Nợ TK này thì phải ghi Có TK đối ứng, nghĩa là ghi Có TK 131
5 BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH :
- Bảng cân đối số phát sinh là một bảng tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng theo từng tài khoản, thông thường chúng ta theo dõi bảng cân đối số phát sinh theo từng tháng và cuối năm theo dõi bảng cân đối số phát sinh năm
- Một bảng cân đối số phát sinh bao gồm các nội dung như hình minh họa
- Ví dụ nếu chúng ta đang theo dõi bảng cân đối số phát của tháng 12/2019 thì :
+ Cột “Dư đầu kỳ” là số dư đầu T12/2019 của các tài khoản
+ Cột “Phát sinh” là số tổng cộng các nghiệp vụ phát sinh trong T12/2019
+ Cột “Dư cuối kỳ” là số dư cuối T12/2019 của các tài khoản
Ví dụ : Tại Cty A trong tháng có phát sinh 02 nghiệp vụ sau :
1. Rút tiền gửi ngân hàng nhập về quỹ tiền mặt của Cty là : 10.000.000 đ
Chúng ta định khoản Nợ 111 / Có 112 : 10.000.000 đ
2. Người mua trả nợ cho Cty bằng tiền mặt : 5.000.000 đ
Chúng ta định khoản Nợ 111 / Có 131 : 5.000.000 đ
+ Nhìn vào ví dụ trên chúng ta thấy Nợ 111 xuất hiện 02 lần cộng lại là