;

Hết hàng
VNĐ

1- KẾ TOÁN CÔNG CỤ DỤNG CỤ ( TK 153 )

1/ Khái niệm:

"CCDC" là tài sản DN mua về để dùng cho hoạt động KD của DN chứ không phải để bán và số tiền mua về chưa bao gồm thuế GTGT phải nhỏ hơn 30tr

2/ Cách hạch toán "CCDC":

Khi phản ánh "CCDC" vào sổ sách, kế toán ghi nhận 3 bước như sau :

Bước 1 : Hạch toán mua "CCDC", ghi nhận nhập kho CCDC

+ Sử dụng TK 153 l “Công cụ dụng cụ”

VD : mua CCDC trả bằng tiền mặt, vào sổ kế toán như sau :

Nợ 153/Có 111: Số tiền(tiền mua CCDC chưa thuế GTGT(nguyên giá)

Nợ 133/Có 111:Số tiền(Tiền thuế GTGT)

Bước 2 : Xuất dùng "CCDC"

Một CCDC khi sử dụng thì sẽ sử dụng trong nhiều tháng mới hư, do đó phải phân bổ chi phí sử dụng CCDC vào mỗi tháng theo thời gian sử dụng CCDC đó, do đó đầu tiên chúng ta mượn tài khoản 242 “Chi phí trả trước” để kết chuyển hết giá trị CCDC cần phân bổ vào TK này

+ Sử dụng TK 242 “Chi phí trả trước”. TK 242 có 02 cấp độ :

TK 2421 : “Chi phí trả trước ngắn hạn”, nếu thời gian phân bổ CCDC <= 01 năm. Trường hợp này vào sổ kế toán như sau :

NỢ 2421/ CÓ 153 : SỐ TIỀN(tiền chưa thuế GTGT (nguyên giá)

TK 2422 : “Chi phí trả trước dài hạn”, nếu thời gian phân bổ CCDC > 01 năm.

Trường hợp này vào sổ kế toán như sau :

NỢ 2422/ CÓ 153: tiền chưa thuế GTGT (nguyên giá)

Lưu ý : Thời gian phân bổ "CCDC" cho phép Cty tự quyết định nhưng tối đa không quá 3 năm (theo thông tư 78/2014/BTC).

Bước 3 : Phân bổ "CCDC" cuối mỗi tháng

· Lưu ý bước này tháng nào cũng phải làm, làm cho tới khi nào hết thời gian phân bổ "CCDC" hoặc đã bán "CCDC" thì ngưng.

 tiền phân bổ hàng tháng = nguyên giá : thời gian phân bổ

 Số tiền phân bổ này sẽ đưa vào Chi phí bán hàng hoặc Chi phí quản lý DN hoặc Chi phí cho bộ phận SXKD, tùy thuộc nó sử dụng cho bộ phận nào

 - VD : CCDC (sử dụng > 01 năm) dùng cho bộ phận bán hàng thì định khoản như sau :

 NỢ 6413/ CÓ 2422: SỐ TIỀN- tiền phân bổ hàng tháng

còn nếu CCDC này dùng cho bộ phận Quản lý DN thì định khoản :

NỢ 6423 / CÓ 2422: SỐ TIỀN- tiền phân bổ hàng tháng

Tóm lại : Hạch toán nghiệp vụ liên quan đến CCDC gồm 3 bước như sau

THỰC HÀNH

Bài tập về Công cụ dụng cụ :

 ● Mua tủ đựng hồ sơ phục vụ cho bộ phận bán hàng giá chưa VAT là 8.000.000 thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.

● Tủ đựng hồ sơ phân bổ trong 1 năm, cuối tháng kế toán trích phân bổ CCDC này vào chi phí (phân bổ cho BP bán hàng)

● Mua máy lạnh phục vụ cho phòng kế toán giá trị là 15.500.000 , thuế suất thuế GTGT 10% , chưa thanh toán.

Máy lạnh phân bổ 2 năm, cuối tháng trích phân bổ máy lạnh vào chi phí (phân bổ cho BP quản lý)

 ▶ Cuối tháng hãy tính số phân bổ công cụ dụng cụ nêu trên và định khoản vào sổ sách kế toán.

Số

TT

DIỄN GIẢI

CÁC NGHIỆP VỤ PHÁT SINH

SỐ HIỆU TK

SỐ TIỀN

PHÁT SINH

 

NỢ

 

 

Trường hợp 1) Cách định khoản có nhập kho CCDC khi mua về, và sử dụng chi tiết TK chờ phân bổ (TK 2421 và TK 2422)

 

 

 

 

1

Mua tủ đựng hồ sơ (làm CCDC)

153

111

 8,000,000

 

 

Thuế GTGT đầu vào 10%

133

111

 800,000

 

 

Xuất sử dụng CCDC (phân bổ 01 năm => đưa vào TK 2421)

2421

153

 8,000,000

 

 

Phân bổ CCDC cho bộ phận bán hàng

6413

2421

 666,667

 

2

Mua máy lạnh (làm CCDC)

 153

331

 15,500,000

 

 

Thuế GTGT đầu vào 10%

133

331

 1,550,000

 

 

Xuất sử dụng CCDC (phân bổ 02 năm => đưa vào TK 2422)

2422

153

 15,500,000

 

 

Phân bổ CCDC vào bộ phận quản lý

 

6423

2422

 645,833

= 15.500.000 / 24

 

Trường hợp 2) Cách định khoản không nhập kho CCDC, mua về sử dụng ngay, và không sử dụng chi tiết TK chờ phân bổ (nghĩa là chỉ cần sử dụng TK 242, không chi tiết 2421 - 2422 => cách này đơn giản bạn nên áp dụng thực tế)

 

 

 

 

1

Mua tủ đựng hồ sơ (làm CCDC)

242

111

 8,000,000

 

 

 

Thuế GTGT đầu vào 10%

133

111

 800,000

 

 

 

Phân bổ CCDC cho bộ phận bán hàng

6413

242

 666,667

= 8000.000 / 12

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Mua máy lạnh (làm CCDC)

242

331

 15,500,000

 

 

 

Thuế GTGT đầu vào 10%

133

331

 1,550,000

 

 

 

Phân bổ CCDC vào bộ phận quản lý

6423

242

 645,833

= 15.500.000 / 24

 

 

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ( TK 211 )

1/ Khái niệm : "TSCĐ" là những gì DN mua về để dùng cho hoạt động kinh doanh của DN chứ không phải để bán và số tiền mua về chưa bao gồm thuế GTGT phải từ 30tr trở lên

 2/ Cách hạch toán "TSCĐ" : Khi mua "TCSĐ": kế toán ghi nhận 2 bước :

 Bước 1 : Hạch toán mua "TSCĐ"

+ Sử dụng TK 211 “Tài sản cố định”, ghi Nợ 211 khi mua TSCĐ VD : mua TSCĐ trả bằng TGNH :

Nợ 211/Có 112: tiền mua TSCĐ chưa thuế GTGT (nguyên giá)

Nợ 133/Có 112: tiền thuế GTGT

 Bước 2 : Khấu hao "TSCĐ" cuối mỗi tháng

 · Lưu ý bước này tháng nào cũng phải làm, làm cho tới khi nào hết thời gian khấu hao "TSCĐ" hoặc đã bán "TSCĐ" thì ngưng.

· Thời gian khấu hao "TSCĐ" kế toán không được tự lựa chọn như thời gian phân bổ "CCDC" mà phải căn cứ vào Thông tư 45/2013/BTC

tiền trích khấu hao hàng tháng = nguyên giá:thời gian trích khấu hao

Định khoản như sau:

Nợ 6414 hoặc 6424 … (tùy sử dụng cho bộ phận bán hàng hay bộ phận Quản lý DN …)

Có 214 tiền trích khấu hao hàng tháng

Số tiền: tiền trích khấu hao hàng tháng

THỰC HÀNH

Trong tháng mua 1 máy photo phục vụ văn phòng giá chưa VAT là 30.000.000 , thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thanh toán người bán.

Thời gian sử dụng 3 năm.

Cuối tháng hãy tính số khấu hao và định khoản vào sổ sách kế toán

Số

TT

DIỄN GIẢI

CÁC NGHIỆP VỤ PHÁT SINH

SỐ HIỆU TK

SỐ TIỀN

PHÁT SINH

 

NỢ

 

 

Mua máy photo làm TSCĐ

211

331

 30,000,000

 

 

Thuế GTGT đầu vào

133

331

 3,000,000

 

 

Trích khấu hao TSCĐ (bộ phận QL sử dụng)

6424

214

 833,333

=30.000.000 / 36

501
/
Công ty TNHH IASASOFT

Thông số sản phẩm của PHẦN IV- KẾ TOÁN CÔNG CỤ DỤNG CỤ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Gồm 0 bình luận

Viết bình luận

;